Bí Quyết Giúp Nhà Hàng Luôn Đông Khách Nhờ Quảng Cáo Facebook

Khi bạn áp dụng toàn bộ những ý tưởng trong bài viết này, khách hàng sẽ xếp hàng dài trước nhà hàng, quán ăn của bạn.

Hầu hết những nhà hàng nổi tiếng đông khách tại Hà Nội mà bạn biết thì họ đều sử dụng nền tảng quảng cáo Facebook để thu hút sự chú ý của khách hàng quan tâm đến cửa hàng của mình. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì với lượng người dùng khổng lồ và khả năng nhắm mục tiêu thông qua các đặc điểm sinh trắc học, Facebook Ads là công cụ đắc lực giúp nhà hàng của bạn thu hút thực khách mới, tăng doanh thu và xây dựng thương hiệu.

Tuy nhiên, việc chạy quảng cáo Facebook không chỉ đơn giản là “đốt tiền”. Để đạt hiệu quả tối đa, bạn cần có chiến lược rõ ràng, nội dung hấp dẫn và biết cách tối ưu hóa quảng cáo. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn từng bước chạy quảng cáo Facebook cho nhà hàng, quán ăn, hoặc các cửa hàng ở địa phương từ việc thiết lập chiến dịch đến đo lường hiệu quả và tối ưu hóa chi phí.

Cho dù bạn là chủ nhà hàng mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và công cụ cần thiết để quảng cáo nhà hàng của bạn trên Facebook. Hãy đọc hết bài viết để biết cách làm nhé!

1. Lý do vì sao cần phải chạy quảng cáo Facebook cho nhà hàng, quán ăn,…?

Facebook không chỉ đơn thuần là một mạng xã hội, nó còn là một “chợ online” với rất nhiều khách hàng tiềm năng cho nhà hàng của bạn, đôi khi họ chỉ chờ quảng cáo của bạn hiển thị đến họ để họ xem quán ăn của bạn có gì hay, được review như nào, món ăn có phù hợp không, có ưu đãi gì không,…

Vậy nên việc tận dụng những ưu điểm vượt trội, Facebook Ads chính là “chìa khóa vàng” giúp bạn tiếp cận khách hàng đến nhà hàng, quán ăn của bạn, giúp cho cho hoạt động kinh doanh làm ăn phát đạt, phục vụ không hết khách.

Tiếp cận khách hàng mục tiêu

Không giống như các hình thức quảng cáo truyền thống, Facebook cho phép bạn nhắm mục tiêu quảng cáo một cách chính xác đến những người có sở thích ăn uống, độ tuổi, giới tính, khu vực sinh sống,… phù hợp với nhà hàng của bạn. Bạn có thể tiếp cận đúng người, đúng thời điểm, từ đó tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo và tiết kiệm chi phí.

Quảng cáo Facebook giúp khách hàng tương tác trực tiếp với bạn thông qua các lượt thích, bình luận, chia sẻ, nhắn tin. Điều này không chỉ giúp nhà hàng, quán ăn của bạn tăng độ nhận diện thương hiệu mà còn giúp xây dựng lòng tin với khách hàng, khuyến khích họ ghé thăm nhà hàng của bạn.

Tăng tương tác và nhận diện thương hiệu

Các chương trình sales, ưu đãi cũng là một phần quan trọng không thể thiếu khi quảng cáo nhà hàng, quán ăn.

Đo lường dễ dàng

Không cần thiết phải sử dụng các công cụ trả phí nào khác, khi chạy quảng cáo Facebook họ sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều các công cụ hỗ trợ đo lường hiệu quả quảng cáo, giúp bạn theo dõi hiệu quả của từng chiến dịch quảng cáo. Thậm chí nó còn giúp bạn biết được bao nhiêu người đã xem quảng cáo, bao nhiêu người đã tương tác, và bao nhiêu người đã đặt lịch đến cửa hàng của bạn, bao nhiêu người đã thanh toán hóa đơn tại nhà hàng của bạn.

Linh hoạt và đa dạng

Quảng cáo Facebook cung cấp nhiều định dạng quảng cáo khác nhau như bài viết, video, album (cực kỳ phù hợp khi bạn quảng cáo các combo món ăn)… Bạn có thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất với mục tiêu và ngân sách của mình.

Chi phí hợp lý

So với các hình thức quảng cáo khác, quảng cáo Facebook có chi phí tương đối hợp lý. Bạn có thể bắt đầu với ngân sách nhỏ và tăng dần khi thấy hiệu quả.

2. Các bước chạy quảng cáo Facebook cho nhà hàng, quán ăn

Bước 1: Tạo tài khoản doanh nghiệp Facebook (Facebook Business Manage)

Nếu bạn chưa có, hãy tạo một tài khoản doanh nghiệp trên Facebook, bạn cũng có thể dùng tài khoản quảng cáo cá nhân để chạy quảng cáo, nhưng khi bạn chạy quảng cáo cho nhà hàng thì nên sử dụng tài khoản doanh nghiệp, vì nó có thể sử dụng các tính năng chuyên sâu hơn khi quảng cáo và cũng dễ dàng hơn trong việc phân quyền quản lý công việc cũng như các tính năng khác trong quá trình quảng cáo.

Việc tạo tài khoản doanh nghiệp cũng khá đơn giản, bạn dùng nick Facebook cá nhân vào trong đường link https://business.facebook.com/overview và làm theo các bước Facebook hướng dẫn để tạo. (Hoặc bạn có thể liên hệ với Zalo bên mình để mình bán cho bạn các loại tài khoản phù hợp).

Bước 2: Lên kế hoạch chiến dịch

Đây là bước quan trọng nhất, quyết định sự thành công của chiến dịch quảng cáo. Bạn cần xác định rõ:

Mục tiêu quảng cáo

Bạn muốn đạt được gì khi chạy chiến dịch quảng cáo? Tăng lượt tương tác, tăng like Fanpage, tăng người đặt lịch tới quán, hay là nhận chương trình ưu đãi. Mỗi mục tiêu sẽ có cách tiếp cận và hình thức quảng cáo khác nhau.

Đối tượng khách hàng mục tiêu

Ai là người bạn muốn thu hút đến với quán ăn, nhà hàng của mình? Xác định rõ độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi, vị trí địa lý của khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến target quảng cáo để lựa chọn khách hàng.

Ngân sách quảng cáo cho nhà hàng

Bạn sẵn sàng chi cho quảng cáo Facebook bao nhiêu để có lãi?. Điều này sẽ phụ thuộc vào tính toán của riêng bạn, thông thường ta sẽ lấy chu kỳ 30 ngày để đo lường. Ví dụ trong 30 ngày đó bạn có doanh thu là bao nhiêu? và có bao nhiêu hóa đơn (không tính trên đầu người), sau đó bạn lấy số tiền đó chia cho số hóa đơn, sẽ tính ra được chi phí để có được 1 hóa đơn, và bạn có thể tính toán ngân sách quảng cáo để có được một hóa đơn đó. Hãy nhớ rằng, càng chi nhiều tiền cho quảng cáo trong thời gian dài, bạn sẽ càng dễ dàng tiếp cận được nhiều người hơn.

Thời gian quảng cáo cho quán ăn bao lâu thì hợp lý:

Bạn muốn chạy quảng cáo trong bao lâu? Thời gian bắt đầu và kết thúc chiến dịch. Bạn cũng có thể thiết lập lịch chạy quảng cáo theo những khung giờ cụ thể trong ngày.

Nội dung quảng cáo hiệu quả cho nhà hàng, quán ăn

Nội dung quảng cáo bạn muốn tiếp cận là gì? Thông thường các nội dung này sẽ xoay quay các món ăn, các chương trình ưu đãi hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hoặc nhân dịp sự kiện đặc biệt nào đó. Các chương trình sales (ưu đãi) của bạn càng hấp dẫn, thì sẽ càng có khả năng thúc đẩy hành động của khách hàng.

Ví dụ: Thông điệp quán thịt nướng Yakimono mà mình thường xuyên sử dụng.

Khi khách đã đến trải nghiệm nhà hàng của bạn, bạn có thể lưu lại thông tin của khách để tiếp tục giới thiệu thêm các sản phẩm khác nữa để tối ưu chi phí quảng cáo

Bước 3: Tạo quảng cáo

Sau khi đã có kế hoạch chi tiết, bạn có thể bắt đầu tạo quảng cáo trên Facebook. Các bước cơ bản bao gồm:

Chọn định dạng quảng cáo:

Facebook cung cấp nhiều định dạng quảng cáo khác nhau, từ quảng cáo bài viết, video, tin, thẻ quay vòng, bộ sưu tập … Bạn có thể thử nghiệm các loai hình thức quảng cáo khác nhau, xem tệp khách của bạn thích hình thức như thế nào.

Nội dung quảng cáo và hình ảnh khi quảng cáo

Nội dung và hình ảnh chiếm đến 90% quyết định của khách hàng đến trải nghiệm tại nhà hàng hay quán ăn của bạn. Vậy nên việc sử dụng hình ảnh chất lượng cao, bắt mắt, thể hiện rõ nét món ăn và không gian nhà hàng là điều cực kỳ quan trọng. Càng thực tế và chi tiết bao nhiêu thì sẽ càng làm cho khách hàng ra quyết định nhanh bấy nhiêu.

Cài đặt quảng cáo cho nhà hàng, quán ăn.

Lựa chọn các target hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu, ngân sách, thời gian, vị trí hiển thị quảng cáo…

Bước 4: Theo dõi và tối ưu hóa

Sau khi quảng cáo được phê duyệt và bắt đầu chạy, hãy thường xuyên theo dõi hiệu quả của nó. Facebook cung cấp các báo cáo chi tiết về số lượt tiếp cận, lượt tương tác, số lần nhấp chuột, chuyển đổi… Dựa vào những số liệu này, bạn có thể đánh giá hiệu quả của quảng cáo và đưa ra điều chỉnh nếu cần thiết.

Ví dụ:

Nếu quảng cáo có lượt tiếp cận cao nhưng ít tương tác, hãy thử thay đổi hình ảnh hoặc nội dung cho hấp dẫn hơn.

Nếu quảng cáo có nhiều tương tác nhưng ít chuyển đổi, hãy xem xét lại ưu đãi hoặc thông điệp kêu gọi hành động.

Nếu quảng cáo không tiếp cận được nhiều người, hãy thử mở rộng đối tượng mục tiêu hoặc tăng ngân sách.

3. Một số mẹo chạy quảng cáo Facebook hiệu quả cho nhà hàng

Để quảng cáo Facebook của bạn thực sự nổi bật và thu hút khách hàng, hãy áp dụng những mẹo sau:

3.1 Hình ảnh chất lượng cao

Chuyên nghiệp và hấp dẫn: Đầu tư vào những bức ảnh chụp chuyên nghiệp, tập trung vào món ăn và không gian nhà hàng. Hình ảnh món ăn cần được chụp rõ nét, bắt mắt, làm nổi bật màu sắc và sự tươi ngon của nguyên liệu.

Góc chụp đa dạng: Sử dụng nhiều góc chụp khác nhau để tạo sự phong phú và hấp dẫn cho hình ảnh.

Ánh sáng tự nhiên: Tận dụng ánh sáng tự nhiên để làm nổi bật món ăn.

Phông nền và phụ kiện: Sử dụng phông nền và phụ kiện phù hợp để tạo điểm nhấn cho món ăn.

Menu trực quan: Đăng tải menu với hình ảnh và giá cả rõ ràng để khách hàng dễ dàng tham khảo.

Ví dụ: Một bức ảnh chụp cận cảnh món bún chả Hà Nội với thịt nướng vàng ươm, rau sống tươi ngon và nước chấm đậm đà sẽ kích thích vị giác của người xem hơn là một bức ảnh chụp toàn cảnh bàn ăn.

3.2 Nội dung hấp dẫn

Ngắn gọn, súc tích: Viết nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, tập trung vào những thông tin quan trọng như tên món ăn, giá cả, ưu đãi…

Ngôn ngữ gần gũi: Sử dụng ngôn ngữ thân thiện, gần gũi với khách hàng.

Khuyến mãi hấp dẫn: Đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng.

Kêu gọi hành động: Sử dụng các câu kêu gọi hành động như “Đặt bàn ngay”, “Gọi ngay”, “Nhắn tin để được tư vấn”…

Ví dụ: Thay vì viết “Nhà hàng chúng tôi có nhiều món ăn ngon”, hãy viết “Thưởng thức ngay món bún chả Hà Nội thơm ngon đúng điệu chỉ với 59k. Đặt bàn ngay!”.

3.3 Video ngắn và sáng tạo

Nội dung hấp dẫn: Tạo những video ngắn giới thiệu món ăn, không gian, hoạt động của nhà hàng một cách sáng tạo và hấp dẫn.

Âm nhạc phù hợp: Chọn nhạc nền phù hợp với phong cách của nhà hàng và nội dung video.

Chất lượng tốt: Đảm bảo video có chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt.

Ví dụ: Một video ngắn quay cảnh đầu bếp đang chế biến món ăn, kết hợp với những thước phim đẹp về không gian nhà hàng và âm nhạc nhẹ nhàng sẽ thu hút người xem hơn là một video chỉ đơn thuần liệt kê các món ăn.

3.4 Tổ chức minigame và ưu đãi:

Minigame tương tác: Tổ chức các minigame đơn giản, dễ tham gia trên trang Facebook của nhà hàng để thu hút khách hàng tương tác và chia sẻ.

Ưu đãi hấp dẫn: Đưa ra các ưu đãi hấp dẫn như giảm giá, tặng món, tặng voucher… để khuyến khích khách hàng đến nhà hàng.

3.5 Checkin và gắn tag

Cung cấp wifi miễn phí: Cung cấp wifi miễn phí cho khách hàng và yêu cầu họ check-in trên Facebook để sử dụng. Điều này giúp tăng lượt tương tác và check-in tại nhà hàng.

Gắn tag fanpage: Yêu cầu khách hàng đăng bài và gắn tag fanpage để nhận được ưu đãi hoặc giảm giá. Điều này sẽ giúp bạn bè của họ biết đến nhà hàng của bạn

3.6 Remarketing

Tiếp cận lại khách hàng: Sử dụng tính năng Remarketing của Facebook để tiếp cận lại những khách hàng đã từng tương tác với quảng cáo hoặc trang Facebook của bạn.

Nhắc nhở và khuyến khích: Nhắc nhở khách hàng về nhà hàng của bạn và khuyến khích họ quay lại bằng cách đưa ra các ưu đãi đặc biệt.

Ví dụ: Gửi quảng cáo về chương trình khuyến mãi mới đến những khách hàng đã từng like trang Facebook của nhà hàng.

4. Chi phí quảng cáo Facebook cho nhà hàng

Chi phí quảng cáo Facebook cho nhà hàng không cố định mà linh hoạt tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

Mục tiêu quảng cáo: Mỗi mục tiêu quảng cáo khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau. Ví dụ, quảng cáo tăng lượt tương tác thường có chi phí thấp hơn quảng cáo chuyển đổi.

Đối tượng khách hàng mục tiêu: Đối tượng càng nhỏ thì chi phí tìm kiếm khách hàng càng cao. Ngược lại, đối tượng càng rộng và phổ thông thì chi phí càng thấp.

Thời gian chạy quảng cáo: Thời gian chạy quảng cáo càng dài thì chi phí càng cao.

Ngân sách: Ngân sách bạn sẵn sàng chi cho quảng cáo là bao nhiêu? Facebook cho phép bạn cài đặt ngân sách hàng ngày hoặc ngân sách trọn đời.

Hình thức quảng cáo: Quảng cáo video thường có chi phí cao hơn quảng cáo bài viết.

Mức độ cạnh tranh: Trong những thời điểm có nhiều nhà hàng chạy quảng cáo, chi phí có thể tăng lên do sự cạnh tranh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng giá chạy quảng cáo trước đó trên Facebook để ước tính chi phí. Tuy nhiên, chi phí thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như đã đề cập ở trên.

Lời khuyên:

Bắt đầu với ngân sách nhỏ: Nếu bạn mới bắt đầu chạy quảng cáo Facebook, hãy thử nghiệm với ngân sách nhỏ để xem hiệu quả. Sau đó, bạn có thể tăng dần ngân sách khi đã có kinh nghiệm và hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của quảng cáo Facebook.

Tối ưu hóa quảng cáo: Để tiết kiệm chi phí, hãy thường xuyên theo dõi và tối ưu hóa quảng cáo của bạn. Đảm bảo rằng quảng cáo của bạn đang tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ: Có nhiều công cụ hỗ trợ chạy quảng cáo Facebook miễn phí hoặc trả phí. Những công cụ này có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc quản lý và tối ưu hóa quảng cáo.

Chi phí quảng cáo Facebook cho nhà hàng không phải là một con số cố định. Khi bạn tìm hiểu kỹ về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và áp dụng các mẹo tối ưu hóa, bạn hoàn toàn có thể chạy quảng cáo hiệu quả với chi phí hợp lý.

5. Kết luận

Quảng cáo Facebook không còn là một loại hình quảng cáo mới lạ, đặc biệt là đối với ngành kinh doanh nhà hàng. Với khả năng tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng, Facebook Ads là một công cụ không thể thiếu để tăng cường sự hiện diện trực tuyến và thúc đẩy doanh thu cho nhà hàng của bạn.

Tuy nhiên, để đạt được thành công, bạn cần có một chiến lược quảng cáo bài bản, am hiểu về đối tượng khách hàng mục tiêu và không ngừng tối ưu hóa chiến dịch. Bằng cách áp dụng những kiến thức và mẹo được chia sẻ trong bài viết này, bạn có thể tự tin tạo ra những chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả, thu hút khách hàng và nâng tầm thương hiệu nhà hàng của mình.

Đừng quên rằng, quảng cáo Facebook không phải cứ quảng cáo là sẽ có khách đến với nhà hàng, quán ăn của bạn. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, thử nghiệm và liên tục học hỏi. Hãy bắt đầu với những bước nhỏ, theo dõi các chỉ số hiệu quả và điều chỉnh chiến lược của bạn để đạt được kết quả tốt nhất.

Nếu bạn muốn học quảng cáo Facebook cho nhà hàng, quán ăn, hoặc thuê dịch vụ quảng cáo cho nhà hàng quán ăn, hãy liên hệ với mình qua số Zalo: 0362.26.9393. Cám ơn bạn đã đọc hết bài viết này.

Bình luận