Trong nnăm 2025 Facebook sẽ có những thay đổi không ngừng trong thuật toán và cách thức hoạt động của quảng cáo. Để các chiến dịch quảng cáo mang lại hiệu quả tốt nhất bạn cần nắm bắt những xu hướng mới nhất và áp dụng những chiến lược quảng cáo phù hợp. Bài viết này mình sẽ chia sẻ với bạn cái nhìn tổng quan về quảng cáo Facebook hiệu quả năm 2025, cùng những lời khuyên hữu ích để bạn thành công.
1. Tối ưu hóa lượt mua hàng
Trước đây, khi chạy quảng cáo Facebook, chúng ta thường tập trung vào việc tối ưu hóa lượt nhắn tin. Tức là Facebook sẽ cố gắng hiển thị quảng cáo tới những người có khả năng cao nhất sẽ nhắn tin cho trang của bạn. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo rằng những người nhắn tin đó sẽ thực sự mua hàng.
Facebook nhận ra điều này và đang chuyển đổi trọng tâm sang tối ưu hóa lượt mua hàng thực tế. Nói cách khác, thuật toán của Facebook sẽ ưu tiên hiển thị quảng cáo tới những người dùng có khả năng mua hàng cao nhất dựa trên nhiều yếu tố như hành vi, sở thích, lịch sử mua hàng…
1.1. Lợi ích của việc tối ưu hóa lượt mua hàng
Đo lường hiệu quả chính xác hơn: Bạn sẽ biết chính xác bao nhiêu người đã mua hàng từ quảng cáo, từ đó đánh giá hiệu quả chiến dịch một cách rõ ràng hơn. Từ giá trị đơn hàng quảng cáo mang lại và chi phí bỏ ra chạy quảng cáo chúng ta có thể đánh giá tốt hơn.
Tiết kiệm chi phí: Quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận đúng đối tượng, giảm thiểu lãng phí ngân sách cho những người không có nhu cầu mua hàng. Quảng cáo tập trung hướng đến những khách hàng tiềm năng mua hàng thay vì chỉ mang lại khách hàng nhắn tin.
Tăng doanh thu: Quảng cáo tập trung vào những khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng.
1.2. Việc bạn cần làm
Khai báo đầy đủ thông tin chuyển đổi: Cung cấp cho Facebook dữ liệu về những người đã mua hàng, giá trị đơn hàng, sản phẩm đã mua… để thuật toán có thể học hỏi và tối ưu. Ngay khi có khách mua hàng hãy tạo đơn hàng trên Facebook để họ nhận được thông tin giúp việc tối ưu quảng cáo chính xác hơn.
Theo dõi chỉ số: Theo dõi sát sao các chỉ số như ROAS (Return on Ad Spend), giá trị đơn hàng trung bình, chi phí cho mỗi lượt chuyển đổi. Dựa trên các chỉ số quảng cáo mang lại để đánh giá được mức độ hiệu quả của quảng cáo đến đâu và điều chỉnh.
Thử nghiệm các chiến dịch khác nhau: A/B testing các mẫu quảng cáo, chạy quảng cáo với các đối tượng mục tiêu khác nhau, thay đổi ngân sách quảng cáo trong các chiến dịch… để tìm ra phương án tối ưu nhất.
1.3. Khai báo đơn hàng
Khai báo đơn hàng là việc cung cấp thông tin về các đơn hàng đã được thực hiện thông qua quảng cáo Facebook. Việc này giúp thuật toán của Facebook hiểu rõ hơn về hành vi mua hàng của khách hàng, từ đó tối ưu quảng cáo hiệu quả hơn.
Cụ thể, khi bạn khai báo đơn hàng, Facebook sẽ biết được:
Sản phẩm được mua: Những sản phẩm nào đang bán chạy và được khách hàng quan tâm.
Giá trị đơn hàng: Mức chi tiêu trung bình của khách hàng.
Thời gian mua hàng: Khi nào khách hàng thường xuyên mua sắm.
Đặc điểm khách hàng: Nhân khẩu học, sở thích, hành vi… của những người đã mua hàng.
Dựa trên những thông tin này, Facebook sẽ tối ưu quảng cáo để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.
Có hai cách để khai báo đơn hàng là thủ công hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ
Thủ công: Bạn tự nhập thông tin đơn hàng vào thông tin khách mua trong phần meta business suite của Facebook. Áp dụng khi bạn có lượng sản phẩm ít bán nhỏ lẻ.
Sử dụng phần mềm hỗ trợ: Kết nối với các phần mềm quản lý bán hàng hoặc CRM để tự động đồng bộ dữ liệu đơn hàng lên Facebook. Bạn có thể tạo đơn trên phần mềm rồi sau đó nó sẽ tự động chuyển thông tin lên Facebook.
Việc khai báo đơn hàng trên Facebook sẽ giúp bạn chạy quảng cáo tốt hơn:
Tối ưu hiệu quả quảng cáo: Giúp Facebook hiển thị quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.
Cải thiện ROAS: Tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm chi phí quảng cáo.
Cá nhân hóa trải nghiệm: Hiển thị quảng cáo sản phẩm phù hợp với sở thích của từng khách hàng.
Khai báo đơn hàng là một bước quan trọng không thể bỏ qua nếu bạn muốn chạy quảng cáo Facebook hiệu quả. Hãy lựa chọn phương pháp khai báo phù hợp với quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp bạn.
2. Sử dụng tập dữ liệu (Dataset)
2.1. Tập dữ liệu và lợi ích
Tập dữ liệu của Facebook không chỉ đơn thuần là dữ liệu từ Facebook Pixel nữa. Nó đang được mở rộng và bao gồm nhiều thông tin hơn về khách hàng, chẳng hạn như:
Hành vi mua hàng: Lịch sử mua hàng trên Facebook, website, ứng dụng…
Sở thích: Những trang Facebook họ thích, những chủ đề họ quan tâm…
Tương tác: Những bài viết họ like, share, comment…
Thông tin nhân khẩu học: Độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý…
Việc sử dụng tập dữ liệu này một cách hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn:
Hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu: Bạn có thể phân tích tập dữ liệu để hiểu rõ hơn về đặc điểm, nhu cầu và hành vi của khách hàng mục tiêu.
Tối ưu quảng cáo hiệu quả hơn: Dựa trên tập dữ liệu, bạn có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo nhắm đúng đối tượng, với thông điệp phù hợp, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Cá nhân hóa trải nghiệm quảng cáo: Mỗi khách hàng sẽ nhìn thấy những quảng cáo phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ, tạo trải nghiệm cá nhân hóa và tăng khả năng tương tác.
2.1. Việc bạn cần làm
Thu thập dữ liệu đầy đủ: Càng nhiều dữ liệu, bạn càng hiểu rõ về khách hàng. Khi có thông tin nào của khách hãng hãy thu thập lại. từ những đơn hàng và các thông tin có liên quan bạn nhận được khi tương tác với khách hàng.
Phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ phân tích để tìm ra những insight quan trọng từ tập dữ liệu. Có thể phân loại đối tượng thành nhiều nhóm khác nhau để quảng cáo và theo đo lường.
Ứng dụng dữ liệu vào chiến dịch quảng cáo: Tạo ra các phân khúc khách hàng, điều chỉnh thông điệp quảng cáo, lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp… dựa trên những phân tích từ tập dữ liệu.
3. Chuyển đổi giữa các tài khoản quảng cáo
Trong quá trình chạy quảng cáo Facebook, bạn có thể gặp phải trường hợp tài khoản quảng cáo bị vô hiệu hóa do vi phạm chính sách hoặc Facebook quét khóa bất thường. Hoặc đơn giản bạn muốn thử nghiệm chiến dịch trên nhiều tài khoản khác nhau để so sánh hiệu quả.
Việc chuyển đổi chiến dịch giữa các tài khoản thường sẽ gặp khó khăn vì mỗi tài khoản có một lịch sử hoạt động và dữ liệu học máy khác nhau. Điều này có thể dẫn đến giảm hiệu quả quảng cáo khi chuyển sang tài khoản mới.
Tuy nhiên, nhờ vào tập dữ liệu (dataset), bạn có thể dễ dàng chuyển đổi chiến dịch quảng cáo giữa các tài khoản mà không làm giảm hiệu quả. Tập dữ liệu đóng vai trò như một “bộ nhớ” lưu trữ thông tin về khách hàng, hành vi, hiệu quả quảng cáo… Khi chuyển sang tài khoản mới, bạn chỉ cần chia sẻ tập dữ liệu này, giúp tài khoản mới “học hỏi” nhanh chóng từ dữ liệu cũ và tiếp tục tối ưu quảng cáo hiệu quả.
Lợi ích của dataset khi chuyển đổi tài khoản
Duy trì hiệu quả quảng cáo: Tránh tình trạng giảm hiệu quả khi chuyển sang tài khoản mới. tài khoản dựa vào dữ liệu trước đó sẽ có thông tin về tệp khách hàng giúp phân phối đến đúng tệp đối tượng hơn.
Tiết kiệm thời gian: Không cần mất thời gian để tài khoản mới học lại từ đầu. Dữ liệu cũ sẽ giúp giảm thời gian máy học trên tài khoản mới.
Linh hoạt trong quản lý tài khoản: Dễ dàng chuyển đổi chiến dịch giữa các tài khoản khi cần thiết. Bạn chỉ cần chia sẻ dữ liệu dataset cho tài khoản mới cần chạy là được.
4. Facebook Shop
4.1 Facebook shop là gì
Facebook Shop (hay còn gọi là mua sắm trên Messenger) là một tính năng cho phép bạn tạo một cửa hàng trực tuyến ngay trên trang Facebook của mình. Khách hàng có thể xem sản phẩm, đặt hàng và thanh toán trực tiếp trên Messenger mà không cần rời khỏi Facebook.
Trong thời đại mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển, Facebook Shop đang trở thành xu hướng phổ biến với nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua. Việc tích hợp Facebook Shop vào chiến lược quảng cáo của bạn sẽ giúp:
Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Cửa hàng của bạn sẽ được hiển thị trực tiếp trang bán sản phẩm của bạn trên trang Facebook, Thông qua việc quảng cáo trang bán hàng của bạn sẽ tiếp cận đến với nhiều người dùng.
Tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch: Khách hàng có thể dễ dàng mua sắm và thanh toán mà không cần phải chuyển sang website hay ứng dụng khác, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Nâng cao doanh số bán hàng: Facebook Shop cung cấp các công cụ hỗ trợ bán hàng như quản lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng, quảng cáo sản phẩm… giúp bạn tăng doanh số bán hàng hiệu quả.
Tăng tính tương tác với khách hàng: Facebook Shop cho phép bạn tương tác trực tiếp với khách hàng qua Messenger, giải đáp thắc mắc, tư vấn sản phẩm và xây dựng mối quan hệ khách hàng.
4.2 Sử dụng Facebook Shop bán hàng hiệu quả
Thiết kế cửa hàng chuyên nghiệp: Sắp xếp sản phẩm khoa học, sử dụng hình ảnh chất lượng cao, cung cấp thông tin sản phẩm đầy đủ và chính xác. Mô tả sản phẩm càng chi tiết thì càng tăng lượt chuyển đổi cho sản phẩm. Sản phẩm nên chụp ảnh ở nhiều góc độ để khách hàng có thể dễ dàng hình dung.
Chạy quảng cáo cho Facebook Shop: Sử dụng các chiến dịch quảng cáo để thu hút khách hàng đến với cửa hàng của bạn. Có thể sử dụng quảng cáo bài viết, video, hình ảnh để kéo khách hàng theo từng loại sản phẩm trên shop.
Tối ưu trải nghiệm mua sắm: Sắp xếp các sản phẩm có liên quan với nhau gần vị trí nhau để khách hàng có thể chọn mua dễ dàng. Có thể set theo gói combo để khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn.
Chăm sóc khách hàng chu đáo: Giải đáp thắc mắc, trả lời tin nhắn của khách hàng sớm nhất có thể. Xử lý đơn hàng nhanh chóng, Chính sách bảo hành hỗ trợ rõ ràng. Có chiến lược chăm sóc khách sau bán hàng để tăng lượng khách quay lại mua hàng.
5.Kết luận
Quảng cáo Facebook trong năm 2025 với tính năng tối ưu lượt mua hàng trên Facebook shop sẽ là xu hướng mới của quảng cáo. Hãy cập nhật dữ liệu đơn hàng lên trên Facebook. Thu thập càng nhiều thông tin thì quảng cáo của bạn sẽ càng được tối ưu tốt hơn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để chạy quảng cáo bán hàng trên Facebook đạt hiệu quả tốt nhất.
Chúc các bạn thành công.
Bạn có thể xem thêm video hướng dẫn này của mình để hiểu rõ hơn: