Trong quá trình làm website hoặc làm trang landing page mình thấy trước đây thì việc phân biệt domain và subdomain không quá quan trọng. Nhưng khi các bạn chạy quảng cáo chuyển đổi, hay quảng cáo lượt truy cập đến trang website thì việc phân biệt domain và subdomain rất quan trọng. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ những gì mình biết để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
1.Domain là gì?
Là tên miền của một trang web. khi mọi người gõ vào thanh url của trình duyệt để truy cập website.
Ví dụ như tên miền của Facebook là: https://www.facebook.com/ hoặc tên miền của Google là: https://www.google.com.vn/.
2. Subdomain là gì?
là tên miền phụ (tên miền con) của website. Nó được dùng tách ra từ tên miền chính, hoạt động như 1 trang web bình thường. Từ 1 tên miền chính có thể tạo ra nhiều subdomain khác nhau từ tên miền chính.
Ví dụ như Google họ tạo ra nhiều subdomain trên domail chính là https://www.google.com.vn/ như trang web dành riêng cho quảng cáo là https://ads.google.com/ ,Trang về lưu trừ dữ liệu https://drive.google.com/ , Trang về email https://mail.google.com/
3.Mục đích của việc tạo ra subdomain
Subdomain nhằm tạo ra một website riêng dành cho riêng đối tượng khách hàng.
như domain https://www.google.com.vn/ là 1 trang chuyên về tìm kiếm , nhưng trang subdomain là https://ads.google.com/ thì sẽ chỉ để dành cho người dùng quảng cáo trên nền tảng của Google. hay như trang https://mail.google.com/ sẽ là để phục vụ cho công việc gửi và nhận email.
Hay như của mình có domain là https://phuvn.com/ để đăng những bài hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm chạy quảng cáo của mình lên, nhưng mình tạo theo subdomain là https://shop.phuvn.com/ là trang chuyên để cũng cấp các tài nguyên chạy quảng cáo. các trang để dành cho nhưng đối tượng khác hàng riêng.
Ngoài ra việc tạo subdomain còn giúp chúng ta tiết kiệm chi phí: Vì việc tạo subdomain sẽ giúp bạn đỡ phải mua thêm các tên miền khác dành cho tệp khách hàng khác, giảm đi chi phí duy trì tên miền.
4.Khi nào thì nên sử dụng subdomain
Khi chúng ta có thêm sản phẩm, dịch vụ mới nhưng gắn liền với thương hiệu cũ . Như ở ví dụ Google trên mình đã nêu ra các sản phẩm về email, driver, maps được tách ra từ domain https://www.google.com.vn/.
Hoặc các bạn muốn phân loại các tệp khách hàng dựa trên mục đích, để tiết kiệm chi phí, và để truyền thông thương hiệu mới dựa trên thương hiệu cũ.
Tổng kết lại, mình đã hướng dẫn các bạn cách phân biệt giữa Domain và subdomain, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho bạn, đừng quên giúp mình chia sẻ đến người cần nó nhé. Xin cảm ơn.
Ngoài ra, nếu có bước nào chưa rõ, bạn có thể xem video bên dưới để có cái nhìn trực quan hơn.
Hẹn gặp lại bạn ở bài viết tiếp theo.
P.s: Nếu bạn gặp khó khăn cần hỗ trợ về Domain và subdomain thì bạn có thể liên hệ với mình qua số Hotline/Zalo 0362 26 9393 hoặc 038 707 8338 để được tư vấn thêm nhé.