Tài khoản quảng cáo Facebook của bạn bỗng dưng trừ tiền mà không rõ nguyên nhân? Facebook có đúng là trừ tiền không lý do. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn kiểm tra tiền mà Facebook trừ là do đâu, đồng thời hướng dẫn các bước cụ thể để bảo vệ tài khoản và thông tin thẻ của bạn, tránh khỏi những mất mát không đáng có.
1. Facebook trừ tiền quảng cáo không rõ lý do
Nhiều người chạy quảng cáo Facebook thường đã gặp phải tình huống tài khoản bị Facebook trừ tiền mà không rõ vì sao Facebook lại trừ tiền. Điều này gây ra sự lo lắng và hoang mang, đặc biệt đối với những người mới không biết cách xử lý.
Trừ tiền đột ngột: Facebook đột ngột trừ tiền trong tài khoản dù chưa đến ngưỡng thanh toán hoặc chưa đến ngày lập hóa đơn
Không ID hóa đơn: Khi vào trong lịch sử giao dịch trên tài khoản không tìm thấy bất kỳ ID hóa đơn nào khớp với số tiền bị trừ.
Vừa thanh toán lại bắt thanh toán: Vừa thanh toán tiền quảng cáo đến ngưỡng thanh toán thì Facebook lại trừ thêm 1 khoản tiền nữa ngay sau đó.
Việc Facebook trừ tiền không rõ lý do khiến cho nhiều người không biết cách xử lý thế nào. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn cụ thể 1 vài nguyên nhân và cách kiểm tra khi Facebook trừ tiền.
2. Nguyên nhân và cách kiểm tra
Có nhiều lý do khiến tài khoản quảng cáo Facebook của bạn bị trừ tiền mà nhiều người không biết. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến và cách bạn có thể kiểm tra để xác định nguyên nhân thực sự:
2.1. Thẻ bị lộ thông tin
Đây là trường hợp thường gặp nhất. Khi thông tin thẻ Visa/Mastercard của bạn (số thẻ, ngày hết hạn, mã CVV) bị người khác biết được, họ có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch mà không cần bạn xác nhận, bao gồm cả việc thanh toán cho quảng cáo Facebook mà bạn không hề hay biết.
Khi sử dụng thẻ thanh toán bạn cần bảo mật các thông tin thẻ không nên tiết lộ hay lưu thông tin thẻ trên các trình duyệt không đảm bảo. Khi thanh toán hoặc thêm thẻ thanh toán vào tài khoản Facebook nào nên ghi chú lại để kiểm tra sau này.
2.2. Tài khoản quảng cáo bị hack
Nếu tài khoản quảng cáo của bạn bị người khác vào được hoặc họ chiếm quyền điều khiển, họ có thể tạo và chạy các chiến dịch quảng cáo khiến tài khoản của bạn phải chịu những khoản phí.
Khi phát hiện tài khoản bị hack hãy ngay lập tức khóa thẻ lại, đồng thời tìm kiếm cách để lấy lại tài khoản đã bị hack. Trong trường hợp xấu nhất nếu có thể hãy báo cáo với Facebook để khóa lại tài khoản bị hack.
Đăng nhập vào tài khoản quảng cáo và xem xét tất cả các chiến dịch đang chạy. Đảm bảo không có chiến dịch quảng cáo lạ trong tài khoản quảng cáo của bạn.
Kiểm tra xem thẻ ngân hàng của bạn có đang được liên kết với bất kỳ tài khoản quảng cáo Facebook nào khác không. Nếu có, hãy đảm bảo đó là những tài khoản bạn biết và tin tưởng.
2.3. Tài khoản bị hold
Hold hiện là 1 tính năng của Facebook. Tài khoản bị hold sẽ bị trừ trước 1 khoản tiền trước khi chạy. khoản tiền hold sẽ không có ID hóa đơn trong lịch sử thanh toán. Tiền hold thường sẽ bằng ngưỡng thanh toán của tài khoản.
Đặc điểm nhận dạng của tài khoản hold thường sẽ có những hóa đơn lẻ trừ tiền. Với các khoản tiền hold thường Facebook sẽ hoàn trả lại vào tài khoản của bạn. Tuy vậy khi tài khoản hold thì bạn cũng nên cân nhắc xem có nên dùng tài khoản tiếp hay không.
2.4. Lỗi hệ thống
Mặc dù hiếm gặp, nhưng đôi khi Facebook cũng có thể gặp lỗi hệ thống dẫn đến việc trừ tiền quảng cáo không chính xác.
Đối chiếu hóa đơn: So sánh kỹ lưỡng các khoản trừ tiền trong sao kê ngân hàng với hóa đơn trong tài khoản quảng cáo Facebook của bạn. Nếu phát hiện có khoản trừ tiền không khớp hoặc không có trong hóa đơn Facebook, hãy cảnh giác và liên hệ với đội ngũ Facebook để kiểm tra.
3. Cách xử lý khi bị trừ tiền oan
Khi phát hiện trừ tiền quảng cáo không rõ nguyên nhân, Bạn cần làm ngay các hoạt động dưới đây để tránh bị Facebook trừ tiền thêm.
3.1. Khóa thẻ ngay lập tức
Đây là bước đầu tiên bạn cần làm ngay khi phát hiện ra tài khoản bị trừ tiền. Việc khóa thẻ sẽ bảo vệ số tiền còn lại trong tài khoản của bạn. Khi thẻ bị khóa Facebook sẽ không thể trừ tiền thêm trên thẻ của bạn.
3.2. Liên hệ ngân hàng
Hãy liên hệ ngay với ngân hàng phát hành thẻ của bạn để báo cáo về các giao dịch bất thường này và yêu cầu hỗ trợ.
Yêu cầu khóa thẻ vĩnh viễn: Nếu bạn nghi ngờ thẻ đã bị lộ thông tin, hãy yêu cầu ngân hàng khóa thẻ hiện tại và cấp lại thẻ mới.
Khiếu nại giao dịch: Cung cấp cho ngân hàng các thông tin chi tiết về các giao dịch bất thường, bao gồm ngày giờ, số tiền và thông tin về khoản tiền mà Facebook trừ.
Yêu cầu hoàn tiền (nếu có thể): Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể hỗ trợ bạn lấy lại tiền nếu bạn chứng minh được các giao dịch là trái phép và chưa từng sử dụng thẻ để thanh toán quảng cáo Facebook trước đó.
3.3. Báo cáo với Facebook
Song song với việc liên hệ ngân hàng, hãy thông báo cho Facebook về vấn đề bạn đang gặp phải.
Truy cập Trung tâm trợ giúp: Đăng nhập vào tài khoản quảng cáo của bạn và tìm đến mục “Trung tâm trợ giúp” hoặc “Trợ giúp & Hỗ trợ”.
Chèn ảnh 3
Liên hệ trực tiếp: Nếu không tìm thấy thông tin hữu ích, hãy sử dụng tính năng chat trực tiếp hoặc gửi email đến bộ phận hỗ trợ của Facebook để trình bày vấn đề và yêu cầu giải quyết.
Lưu ý: Cung cấp đầy đủ thông tin và bằng chứng liên quan đến các giao dịch trái phép để Facebook có thể hỗ trợ bạn một cách tốt nhất.
4. Cách bảo vệ tài khoản và thẻ
Để tránh tài khoản bị trừ tiền một cách không rõ nguyên nhân, hãy áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa sau đây:
4.1. Không để trình duyệt lưu thông tin thẻ
Mặc dù tính năng tự động điền thông tin thẻ có thể tiết kiệm thời gian, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bảo mật. Nếu máy tính của bạn bị xâm nhập, hacker có thể dễ dàng lấy được thông tin thẻ của bạn.
Tắt tính năng tự động lưu: Trong cài đặt trình duyệt, hãy tắt chức năng tự động lưu thông tin thẻ.
Xóa thông tin đã lưu: Nếu bạn đã từng lưu thông tin thẻ, hãy xóa chúng ngay lập tức.
Sử dụng trình quản lý mật khẩu: Cân nhắc sử dụng một trình quản lý mật khẩu uy tín để lưu trữ thông tin thẻ một cách an toàn.
4.2. Bảo mật tài khoản
Hãy bảo mật tài khoản Facebook và tài khoản ngân hàng của bạn tránh bị hack.
Mật khẩu mạnh: Sử dụng mật khẩu dài ít nhất 12 ký tự, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Tránh sử dụng thông tin cá nhân dễ đoán như ngày sinh, tên thú cưng, v.v.
Xác thực hai yếu tố: Bật tính năng xác thực hai yếu tố (2FA) để thêm một lớp bảo mật cho tài khoản của bạn. Mỗi khi đăng nhập, bạn sẽ cần nhập mã xác thực được gửi đến điện thoại hoặc email của bạn.
4.3. Thường xuyên kiểm tra
Hãy thường xuyên kiểm tra các bill trừ tiền và hóa đơn Facebook để phát hiện sớm bất kỳ hoạt động bất thường nào.
Thường xuyên kiểm tra các hoạt động của tài khoản quảng cáo nếu có hoạt động lạ, bất thường thì cần kiểm tra kỹ để phòng ngừa sớm
Khi có thông báo trừ tiền cần kiểm tra kỹ xem tiền đó trừ trên tài khoản nào có đúng là các quảng cáo của mình hay không
Nếu bạn phát hiện bất kỳ giao dịch nào đáng ngờ, hãy liên hệ ngay với ngân hàng để được hỗ trợ.
4.4. Quản lý kiểm soát
Nếu bạn sử dụng nhiều tài khoản quảng cáo và thẻ ngân hàng, hãy xây dựng một hệ thống quản lý để dễ dàng theo dõi và kiểm soát.
Phân loại thẻ: Sử dụng các thẻ khác nhau cho các mục đích khác nhau (ví dụ: thẻ riêng cho quảng cáo Facebook, thẻ riêng cho chi tiêu cá nhân).
Ghi chép cẩn thận: Ghi lại thông tin về từng tài khoản quảng cáo và thẻ ngân hàng, bao gồm số tài khoản, ngày hết hạn, mã CVV, v.v. của thẻ nào đã thêm vào tài khoản nào để tiện kiểm tra về sau.
Sử dụng công cụ hỗ trợ: Cân nhắc sử dụng các công cụ quản lý tài chính hoặc phần mềm quản lý quảng cáo để theo dõi chi tiêu và hiệu suất của các chiến dịch.
5. Kết luận
Việc Facebook trừ tiền quảng cáo không rõ lý do cần được kiểm tra kỹ để đưa ra hành động sớm tránh bị mất mát thêm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được việc này bằng cách bảo mật cho thông tin tài khoản, thẻ kiểm soát chi phí quảng cáo và hiểu rõ được những nguy cơ có thể xảy đến để xử lý với từng trường hợp.
Bạn có thể xem video này để hiểu rõ hơn: