Các Thuật Ngữ Quảng Cáo Facebook Cần Biết khi chạy quảng cáo Facebook

Quảng cáo Facebook (Facebook Ads) đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong hoạt động tiếp thị trực tuyến của các nhà bán hàng. Để tận dụng tối đa sức mạnh của Facebook Ads, bạn cần hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành. Bài viết này mình sẽ chia sẻ đến bạn một số các thuật ngữ quảng cáo Facebook phổ biến nhất.

1. Các Thuật Ngữ Cơ Bản

Via

Via: Via là viết tắt của “Verify Information Account”. Là tài khoản Facebook thật của người dùng, được sử dụng để đăng bài, tương tác với bạn bè và tạo các tài khoản quảng cáo. Via này cũng giống như nick Facebook của bạn

Ví dụ:

  Tài khoản Facebook cá nhân mà bạn sử dụng hàng ngày để đăng ảnh, chia sẻ trạng thái và kết nối với bạn bè chính là một via.

Bạn có thể xem thêm bài viết về via ở đây: https://phuvn.com/via-limit-1m1-va-luu-y-khi-mua-via/

Via 902

Via 902: Là tài khoản Facebook đã bị hạn chế 902 nhưng đã được khôi phục thành công.

Xem thêm về via 902 tại đây: https://phuvn.com/khac-phuc-via-902-bi-vo-hieu-hoa-tai-khoan/

Via xác minh danh tính (XMDT)

Via xác minh danh tính (XMDT): Là tài via Facebook đã được xác minh danh tính trong trình quản lý quảng cáo. Có thể hiển thị tích xác minh danh tính hoặc có thể bị ẩn tích xác minh.

Xem thêm bài viết về via xác minh danh tính: https://phuvn.com/code-check-xac-minh-danh-tinh-an/

Clone

Clone: Là tài khoản Facebook ảo, không phải do người dùng thật tạo ra. Clone thường được sử dụng để chạy quảng cáo nhằm tránh việc tài khoản thật bị khóa do vi phạm chính sách. Loại này có thể dùng nuôi trên các phần mềm hoặc copy nội dung đăng từ 1 via nào đó

Ví dụ:

Một tài khoản Facebook có tên “Họ Và Tên” nhưng không có thông tin cá nhân, bạn bè ít và chỉ được sử dụng để chạy quảng cáo có thể là một clone.

BM (Business Manager)

BM (Business Manager): Là tài khoản quảng cáo doanh nghiệp trên Facebook, BM cho phép bạn quản lý nhiều tài sản trên Facebook như Fanpage, tài khoản quảng cáo, Instagram, Pixel, v.v. Tài khoản doanh nghiệp được tạo ra từ nick Facebook. Mỗi nick có thể tạo được 2 tài khoản BM

Ví dụ:

Tài khoản quảng cáo doanh nghiệp có thể quản lý nhiều trang. Và nó sẽ có quyền cao nhất trong trang có thể đá các quản trị viên khác khỏi trang.

Xem thêm các hướng dẫn về BM tại đây: https://phuvn.com/cach-thiet-lap-va-quan-ly-tai-khoan-bm/

VPCS (Vi Phạm Chính Sách)

VPCS (Vi Phạm Chính Sách): Là các hành vi vi phạm chính sách quảng cáo của Facebook, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung không được phép quảng cáo trên nền tảng này.

Ví dụ:

Các quảng cáo vi phạm chính sách của Facebook sẽ không được chạy và báo vi phạm. Nếu tài khoản có nhiều quảng cáo bị từ chối có thể dẫn đến vô hiệu hóa tài khoản

VOI (Invoice)

VOI (Invoice): Là tài khoản quảng cáo đặc biệt dành cho các doanh nghiệp lớn, có mức chi tiêu cao và được hỗ trợ trực tiếp từ Facebook.

  Các tập đoàn đa quốc gia, các công ty lớn trong nước thường sử dụng tài khoản VOI để chạy các chiến dịch quảng cáo quy mô lớn trên Facebook.

Camp (Campaign)

Camp (Campaign): Là một chiến dịch quảng cáo trên Facebook, bao gồm một hoặc nhiều nhóm quảng cáo (Ad Set) và quảng cáo (Ad).

Ví dụ:

  Đây là 3 nhóm quảng cáo trong 1 chiến dịch quảng cáo của mình. Mình đặt ngân sách nhóm mỗi nhóm là 400k/ngày. Tổng chiến dịch chạy 1tr200k/ngày

Xem thêm bài viết hướng dẫn quảng cáo: https://phuvn.com/cach-chay-quang-cao-facebook-hieu-qua-cao-don-gian-chi-tiet-nhat/

Target

Target: Là lựa chọn đối tượng mục tiêu cho quảng cáo của bạn dựa trên các tiêu chí như nhân khẩu học, sở thích, hành vi, v.v. target quảng cáo cũng có thể hiểu là các cài đặt quảng cáo trong khi tạo quảng cáo

Ví dụ:

  Nếu bạn bán sản phẩm thời trang nữ, bạn có thể target quảng cáo của mình đến phụ nữ trong độ tuổi từ 18-35, quan tâm đến tạp chí thời trang và sống tại Hà Nội.

Xem thêm bài hướng dẫn về tìm target quảng cáo: https://phuvn.com/cach-target-chuan-khi-chay-quang-cao-facebook/

Reach

Reach: Là số lượng người dùng Facebook duy nhất nhìn thấy quảng cáo của bạn ít nhất một lần.

Ví dụ: Nếu quảng cáo của bạn có reach là 10.000, nghĩa là có 10.000 người dùng Facebook khác nhau đã nhìn thấy quảng cáo đó.

Impression

Impression: Là tổng số lần quảng cáo của bạn được hiển thị trên Facebook, một người có thể nhìn thấy quảng cáo của bạn nhiều lần.

Ví dụ: Nếu quảng cáo của bạn có 20.000 impression, nghĩa là quảng cáo đó đã được hiển thị tổng cộng 20.000 lần, không phân biệt người dùng.

Lead

Lead: Là thông tin liên hệ của khách hàng tiềm năng mà bạn thu thập được thông qua quảng cáo hoặc các hình thức tiếp thị khác. Hiện Facebook cung cấp mục tiêu quảng cáo khách hàng tiềm năng để giúp người dùng thu thập thông tin khách hàng thông qua mẫu phản hồi tức thì

Ví dụ: Khi một người dùng Facebook điền vào form đăng ký nhận thông tin về sản phẩm của bạn trên quảng cáo, bạn sẽ thu được lead của họ, bao gồm tên, email, số điện thoại, v.v.

Landing page

Landing page: Là trang đích mà khách hàng sẽ được chuyển đến sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn. Landing page thường được thiết kế để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc thu thập thông tin khách hàng.

Ví dụ:

  1 ladipage về khóa học dạy chạy quảng cáo Facebook của mình. Trong ladipage sẽ có các thông tin khóa học và nút bấm để thu thập thông tin người muốn tham dự khóa học

2. Các Thuật Ngữ Về Chi Phí Quảng Cáo

CPC (Cost per Click)

CPC (Cost per Click): Là chi phí trung bình cho mỗi lượt người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. Chỉ số này thường được sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu tăng lượt truy cập website hoặc thúc đẩy hành động cụ thể.

Ví dụ:

CPM (Cost per 1000 Impressions): Là chi phí trung bình cho 1000 lần hiển thị quảng cáo của bạn trên Facebook. Chỉ số này thường được sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu.

Ví dụ:

  Nhóm quảng cáo trên cùng của mình có CPM là 285.590đ nghĩa là trung bình cứ 1000 lần Facebook hiển thị quảng cáo là mình sẽ mất 285.590đ.

Xem thêm các chỉ số quảng cáo Facebook tại đây : https://phuvn.com/kpi-quang-cao-facebook-quan-trong/

CPA (Cost per Action)

CPA (Cost per Action): Là chi phí trung bình cho mỗi hành động cụ thể mà người dùng thực hiện sau khi xem quảng cáo, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký tài khoản, điền form, v.v. Chỉ số này thường được sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu chuyển đổi.

Ví dụ: Nếu bạn đặt giá thầu CPA là 10.000 VND và có 50 người mua hàng sau khi xem quảng cáo, bạn sẽ phải trả 500.000 VND cho Facebook.

CTR (Click-through Rate)

CTR (Click-through Rate): Là Tỷ lệ lượt hiển thị có diễn ra hành động trên tổng số lượt hiển thị. Chỉ số này cho biết mức độ hấp dẫn của quảng cáo đối với người dùng.

Ví dụ

  Nếu quảng cáo của bạn được hiển thị 1.000 lần và có 100 người nhấp vào, CTR của bạn sẽ là 10%.

ROI (Return on Investment)

ROI (Return on Investment): Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng bạn thu được từ chiến dịch quảng cáo so với chi phí bạn đã đầu tư. Chỉ số này giúp bạn đánh giá hiệu quả tổng thể của chiến dịch quảng cáo.

Ví dụ: Nếu bạn chi 1.000.000 VND cho quảng cáo và thu về 2.000.000 VND doanh thu, ROI của bạn sẽ là 100%.

Budget

Budget: Là ngân sách (số tiền) mà bạn cho chiến dịch quảng cáo tiêu. Ngân sách này có thể đặt theo ngân sách hàng ngày (Daily Budget) hoặc ngân sách tổng chiến dịch (Lifetime Budget).

Ví dụ:

 Bạn có thể đặt ngân sách hàng ngày là 400.000 VND hoặc ngân sách trọn đời là 1.000.000 VND cho chiến dịch quảng cáo của mình.

Bid

Bid: Là số tiền tối đa bạn sẵn sàng trả cho một kết quả quảng cáo cụ thể, chẳng hạn như một lượt nhấp chuột (CPC) hoặc 1000 lượt hiển thị (CPM). Giá thầu của bạn sẽ cạnh tranh với các nhà quảng cáo khác để giành được vị trí hiển thị quảng cáo.

Ví dụ: Nếu bạn đặt giá thầu CPC là 2.000 VND, bạn sẽ chỉ phải trả tối đa 2.000 VND cho mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo của mình.

Limit

Limit: Là số tiền tối đa tài khoản quảng cáo có thể chi tiêu trong 1 ngày. Dựa vào chỉ số này có thể chia tài khoản ra theo các limit khác nhau như: 1M1, 5M8, Nolimit

Ví dụ:

  Tài khoản quảng cáo này có thể chi tiêu tối đa 1tr278k/ngày (limit 1M1)

3. Các Thuật Ngữ Nâng Cao

A/B Testing

A/B Testing: Là phương pháp kiểm tra hiệu quả của hai phiên bản quảng cáo khác nhau (phiên bản A và phiên bản B) trên cùng một nhóm đối tượng mục tiêu. Mục tiêu của A/B Testing là xác định phiên bản nào mang lại hiệu suất tốt hơn dựa trên các chỉ số như CTR, tỷ lệ chuyển đổi, hoặc chi phí.

Ví dụ:

  Bạn có thể tạo hai phiên bản quảng cáo với hình ảnh và câu tiêu đề khác nhau, sau đó chạy thử nghiệm trên cùng một đối tượng mục tiêu để xem phiên bản nào thu hút nhiều lượt nhấp chuột hơn.

Pixel

Pixel: Là một đoạn mã được Facebook cung cấp, bạn có thể nhúng vào website của mình. Pixel giúp theo dõi hành vi của người dùng trên website sau khi họ tương tác với quảng cáo Facebook của bạn. Dữ liệu này giúp bạn đo lường hiệu quả quảng cáo, tối ưu hóa chiến dịch và tạo các đối tượng tùy chỉnh để tiếp thị lại.

Ví dụ: Khi một khách hàng nhấp vào quảng cáo Facebook của bạn và truy cập website, pixel sẽ ghi nhận hành động này. Nếu khách hàng thực hiện một hành động cụ thể trên website, chẳng hạn như mua hàng, pixel cũng sẽ ghi nhận lại.

Remarketing (Tiếp thị lại)

Remarketing (Tiếp thị lại): Là chiến lược quảng cáo nhắm mục tiêu đến những người đã từng tương tác với website hoặc Fanpage của bạn. Remarketing giúp tăng khả năng chuyển đổi vì bạn đang tiếp cận những người đã quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn có thể tạo đối tượng tùy chỉnh

Ví dụ: Bạn có thể tạo một chiến dịch remarketing nhắm mục tiêu đến những người đã truy cập website của bạn nhưng chưa mua hàng, với nội dung quảng cáo nhắc nhở họ hoàn tất giao dịch.

Look a like (Đối tượng tương tự)

Look a like (Đối tượng tương tự): Là một tính năng của Facebook cho phép bạn tạo ra một đối tượng mới có đặc điểm tương tự với đối tượng khách hàng hiện tại của bạn. Điều này giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận và tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ví dụ: Nếu bạn có một danh sách khách hàng đã mua hàng, bạn có thể sử dụng tính năng Look a like để tạo một đối tượng mới có đặc điểm tương tự với những khách hàng này, từ đó tăng cơ hội tiếp cận những người có khả năng mua hàng cao hơn.

Chạy bùng quảng cáo

Chạy bùng quảng cáo: Đây là hành vi gian lận trong quảng cáo Facebook, Khi chạy quảng cáo đến ngưỡng thanh toán người chạy quảng cáo cố tình không thanh toán chi phí quảng cáo cho Facebook. Hành vi này vi phạm chính sách của Facebook và có thể dẫn đến việc tài khoản quảng cáo bị khóa.

Chạy sạch

Chạy sạch: Là hình thức chạy quảng cáo tuân thủ các quy định và chính sách của Facebook. Các chiến dịch chạy sạch đảm bảo tính bền vững và an toàn cho tài khoản quảng cáo của bạn.

4. Các Vấn Đề Thường Gặp Và Thuật Ngữ Liên Quan

Tài khoản quảng cáo bị vô hiệu hóa (hạn chế)

Tài khoản quảng cáo bị vô hiệu hóa (hạn chế): Đây là tình trạng tài khoản quảng cáo của bạn bị Facebook tạm thời hoặc vĩnh viễn khóa do vi phạm chính sách quảng cáo. Tài khoản bị hạn chế sẽ không thể chạy quảng cáo. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc này bao gồm:

Quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ bị cấm.

Sử dụng nội dung gây hiểu lầm hoặc lừa đảo.

Nhắm mục tiêu quảng cáo không phù hợp.

Do Facebook quét bất thường

Có nhiều báo cáo tiêu cực từ người dùng.

Xem thêm bài hướng dẫn kháng nghị hạn chế tại đây: https://phuvn.com/huong-dan-khang-nghi-tai-khoan-vo-hieu-hoa/

Quảng cáo không cắn tiền: Đây là tình trạng quảng cáo của bạn đã được Facebook phê duyệt nhưng không hiển thị hoặc hiển thị rất ít, dẫn đến việc không tiêu tốn ngân sách quảng cáo. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

Lỗi kỹ thuật từ phía Facebook.

Đối tượng mục tiêu quá nhỏ.

Giá thầu quảng cáo quá thấp.

Nội dung quảng cáo không hấp dẫn.

Checkpoint: Đây là dạng khóa nick của Facebook khi thấy có dấu hiệu bất thường. có nhiều dạng khóa khác nhau tùy theo đường link của khóa thì có thể chia ra, Checkpoint 956, Checkpoint 282..

Xem hướng dẫn mở khóa checkpoint 956: https://phuvn.com/huong-dan-mo-khoa-checkpoint-956-nam-2024/

Hiểu rõ các thuật ngữ quảng cáo Facebook sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn với các chuyên gia quảng cáo, tối ưu hóa chiến dịch của mình và đạt được kết quả tốt hơn. Hãy luôn cập nhật kiến thức của bạn về các thuật ngữ mới nhất để không bỏ lỡ bất kỳ xu hướng nào trong thế giới quảng cáo Facebook nhé!

Lưu ý: Đây chỉ là một số thuật ngữ phổ biến nhất. Facebook Ads có rất nhiều thuật ngữ khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm.

Bình luận